Bãi bỏ 05 Nghị định lĩnh vực Sở hữu trí tuệ

Bãi bỏ 05 Nghị định lĩnh vực Sở hữu trí tuệ

1036

Bãi bỏ 05 Nghị định lĩnh vực Sở hữu trí tuệ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 110/2021/NĐ-CP ngày 9/12/2021 bãi bỏ 13 văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.

Trong đó, bãi bỏ toàn bộ 05 Nghị định liên quan đến lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, bao gồm:

- Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.

- Nghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.

- Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp.

- Nghị định 42/2003/NĐ-CP ngày 02/5/2003 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

- Nghị định 72/2000/NĐ-CP ngày 05/12/2000 về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài.

Nghị định 110/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/12/2021.

Hải Anh - Mai Phương

IPAC IP.,JSC

Chi tiết nội dung của Nghị định như sau:

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 110/2021/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2021

 

NGHỊ ĐỊNH

BÃI BỎ MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

Chính phủ ban hành Nghị định bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.

Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ

Bãi bỏ toàn bộ các Nghị định sau đây:

1. Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.

2. Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.

3. Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp.

4. Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ.

5. Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo.

6. Nghị định số 72/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài.

7. Nghị định số 52/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ hướng dẫn thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

8. Nghị định số 53/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các hình phạt cấm cư trú, quản chế.

9. Nghị định số 54/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ hướng dẫn thi hành hình phạt trục xuất.

10. Nghị định số 42/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

11. Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.

12. Nghị định số 10/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội.

13. Nghị định số 92/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 12 năm 2021.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, PL (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Phạm Bình Minh

Bình luận: