Olympic và những thách thức trong hoạt động bảo vệ quyền SHTT

Olympic và những thách thức trong hoạt động bảo vệ quyền SHTT

1071

Tối ngày 08/08 vừa qua, Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo 2020 đã chính thức khép lại sau khi nhiều nội dung thi đấu đã được triển khai. Thế vận hội không đơn thuần là một đại hội thể thao nơi quy tụ những vận động viên hàng đầu thế giới, mà nó còn là “đại hội” về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là nhãn hiệu.

Trong đó tiêu biểu là biểu tượng Olympic là năm vòng tròn lồng vào nhau đã được bảo vệ bởi Hiệp ước Nairobi về Bảo vệ Biểu tượng Olympic - một trong những hiệp ước quốc tế về SHTT do WIPO quản lý. 

Mỗi thành phố ứng cử viên nộp một tệp chứa thông tin liên quan đến việc đăng cai Thế vận hội theo kế hoạch của mình. Điều này bao gồm các thiết kế, biểu trưng, ​​biểu tượng và khẩu hiệu có thể được bảo hộ dưới nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp; tác phẩm văn học, nghệ thuật sáng tạo đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả; và dữ liệu liên quan mà việc biên soạn, sắp xếp và biên soạn cũng có thể được bảo vệ bản quyền.

Dù được bảo hộ vô cùng chặt chẽ nhưng vào mỗi năm tổ chức, Thế vận hội Olympic cùng nước chủ nhà luôn phải đối mặt với các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Hình thức vi phạm trước hết là Tiếp thị tập kích, đây là hành vi liên kết không chính thức giữa một nhãn hiệu không phải là nhà tài trợ chính với Thế vận hội.

Đơn cử, bằng cách đầu tư cho cá nhân, một nhóm vận động viên các nhà tài trợ yêu cầu mặc đồ có in nhãn hiệu của họ, khi vận động viên được chào, được phỏng vấn thì các nhãn hiệu này cũng đồng thời xuất hiện. Ngoài ra, các nhà tài trợ này cũng có thể thực hiện việc tiếp thị tập kích thông qua việc sử dụng các hashtag gắn với Olympic khi họ chúc mừng những vận động viên nhãn hiệu của họ tài trợ giành được huy chương. Bằng những cách này, các nhà tài trợ không cần phải tài trợ trực tiếp cho Thế vận hội mà vẫn có thể quảng bá thương hiệu của họ tới công chúng thông qua Thế vận hội.

Trong bức hình dưới đây, chiếc áo vận động viên người Mỹ đang mặc ngoài logo có biểu tương Olympic ra thì phía bên phải áo của cô cũng có in logo của hãng thể thao nổi tiếng thế giới Nike. Dù Nike không nằm trong danh sách những nhà tài trợ chính cho Olympic 2020 nhưng bằng cách tài trợ cho đoàn thể thao Mỹ thì Nike đã được xuất hiện cùng vận động viên khi cô giành huy chương vàng. Như vậy, Nike không cần tài trợ cho Olympic mà vẫn có thể xuất hiện trên camera cùng với nữ vận động viên.

Hành vi tiếp thị tập kích này giúp cho Nike và các nhà tài trợ khác không cần phải bỏ ra một số tiền quá lớn để tài trợ cho Olympic mà vẫn có thể xuất hiện trên các cảnh quay trong quá trình các vận động viên thi đấu. Từ đó, nhận diện thương hiệu của các hãng này vẫn có thể đến gần hơn với các khan giả theo dõi qua màn hình nhỏ trên khắp thế giới.

Một hình thức vi phạm khác là Hàng giả, hình thức này được thực hiện khi các cá nhân, tổ chức cố ý sử dụng quyền sở hữu trí tuệ trên nhiều loại hàng hóa như quần áo, ghim, huy chương, cốc, đồ kỷ niệm và những thứ khác mà không có sự cho phép của bên sở hữu.

Bên cạnh việc theo dõi các vận động viên thi đấu, khán giả vẫn có thể trải nghiệm thế vận hội thông qua hàng hóa theo chủ đề Olympic. Theo đó, hàng hóa chính thức đã trở thành một nguồn thu chính của Ban tổ chức đại hội. Trước đây, việc bán hàng hóa chính thức đã đem lại 31 triệu USD cho Thế vận hội Rio 2016 và 119 triệu USD cho Thế vận hội London 2012.

Lợi nhuân tiềm năng từ hoạt động bán hàng hóa kỷ niệm có chủ đề Olympic đã trở thành động lực để những đối tượng lợi dụng sản xuất, buôn bán hàng giả nhằm thu lợi bất chính. Hiện nay, có rất nhiều hàng giả đang lưu hành trên toàn thế giới. Vào tháng 5, Cảnh sát Thủ đô Tokyo đã bắt một người đàn ông kiếm được 310.000 yên Yên (2.800 USD) từ việc bán 31 chiếc máy bay mô hình không có giấy phép mà anh ta đang nhập khẩu từ Trung Quốc. Những chiếc máy bay này được mô phỏng theo chiếc máy bay chở ngọn đuốc Olympic từ Hy Lạp tới Nhật Bản và có biểu tượng Olympic trên thân máy bay[1].

Thế vận hội Olympic 2020 được tổ chức trong bối cảnh hầu hết các địa điểm tổ chức sự kiện đều không có khan giả. Khán giả và phía cung cấp các sản phẩm lưu niệm của Olympic ít có cơ hội để trao đổi hàng hóa mặt đối mặt. Do đó, nhiều mặt hàng dường như đang được giao dịch trực tuyến trên các ứng dụng chợ trời và các trang đấu giá ở nước ngoài đã thu hút sự chú ý của người hâm mộ. xu hướng bán “huy hiệu truyền thông” với giá cao hơn này đã khiến những kẻ làm hàng giả thu về số tiền khổng lồ.

Các huy hiệu giả của Công ty báo Mainichi đã được bán đấu giá trên một ứng dụng chợ trời.

Đứng trước những thách thức đó, Sở cảnh sát Tokyo đã có báo cáo về kế hoạch tăng cường tổ chức các hoạt động kiểm soát hàng giả cung quanh các điểm diễn ra thi đấu trong suốt kỳ Đại hội. Hơn nữa, năm nay cảnh sát Tokyo cũng đã có chiến lược kiểm soát hàng giả trực tuyến nhằm thắt chặt quản lý, và không để hàng giả có cơ hội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Ban tổ chức Thế vận hội[2].

IPAC IP.,JSC

Thu Hà

Nguồn:

[1] Landers. S, (2021). Behind Tokyo 2020: Counterfeit Market Proliferates while Official Goods are Only Available in Japan. Japan Forward. Viewed 7 July 2021. Available from: https://japan-forward.com/behind-tokyo-2020-counterfeit-market-proliferates-while-official-goods-are-only-available-in-japan/.

[2] Lince. T, Little. T, (2021). Tokyo police step up Olympic counterfeit enforcement; Chinese fraud on the USPTO register; Ralph & Russo sold – news digest. World Trademark review. Viewed 7 July 2021. Available from: https://www.worldtrademarkreview.com/anti-counterfeiting/tokyo-police-step-olympic-counterfeit-enforcement-chinese-fraud-the-uspto-register-ralph-russo-sold-news-digest.

Bình luận: